PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KIM THÀNH
TRƯỜNG TIỂU HỌC TAM KỲ
Video hướng dẫn Đăng nhập

UBND HUYỆN KIM THÀNH

TRƯỜNG TIỂU HỌC TAM KỲ

 

GIỚI THIỆU SÁCH THÁNG 4

 Cuốn sách: “TÌM HIỂU VĂN HÓA THỜI ĐẠI HÙNG VƯƠNG

 

Kính thưa các thầy cô giáo và các em học sinh toàn trường thân mến!

Lịch sử Việt Nam mở đầu vào một thời kỳ đỉnh cao của nền văn minh cổ xưa bằng triều đại Hùng Vương, như Hồ Chủ Tịch từng nói: “Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. Đây là dấu mốc quan trọng mở ra những trang sử hào hùng của nước nhà, là buổi bình minh huy hoàng của dân tộc, ngọn nguồn của những tinh hoa, truyền thống tốt đẹp và cũng là hình thái Nhà nước đầu tiên ở nước ta hay ở cả vùng Đông Nam Á. Với người dân Việt, Giỗ Tổ Hùng Vương là một phong tục tâm linh hết sức thiêng liêng, độc đáo và còn là ngày lễ trọng đại của cả dân tộc, ngày tưởng nhớ đến công lao của các Vua Hùng đã xây dựng nền tảng dân tộc, nền tảng văn hóa Việt và truyền thống tinh thần để con cháu thế hệ sau cùng hướng về nguồn cội, biết quý trọng nghĩa đồng bào, càng đoàn kết, yêu thương nhau hơn. Và chúng ta lại càng tự hào hơn khi Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.

 Nhân kỷ niệm ngày Giỗ Tổ Hùng Vương mùng 10 tháng 3 (âm lịch), Thư viện trường tiểu học Tam Kỳ xin trân trọng giới thiệu đến bạn đọc tác phẩm “Tìm hiểu văn hóa thời đại Hùng Vương” của tác giả Lê Thái Dũng, nhà xuất bản Hồng Đức dày 255 trang, khổ sách 13x20,5cm, in xong và nộp lưu chiểu năm 2017.

Tìm hiểu thời đại Hùng Vương ở nước ta là một vấn đề lớn, đòi hỏi có sự nghiên cứu, tìm hiểu nghiêm túc, kỹ càng và tiến hành trên phương diện rộng, đa dạng. Ngoài lượng dữ liệu có từ truyền thuyết, thần tích, dã sử thì để xác định về thời kỳ mở đầu lịch sử của dân tộc, của đất nước, chúng ta cần áp dụng theo các phương pháp khoa học.

Về vấn đề này, giáo sư Vũ Ngọc Khánh (Trung tâm UNESCO bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc Việt Nam) nhận định rằng: “Sau khi giành được độc lập thống nhất nước nhà, tính từ năm 1959 đã phát hiện, thăm dò, khai quật hơn 200 di chỉ khảo cổ, đã tổ chức được 4 hội nghị trong những năm 1968 – 1971 và đã có nhiều tác phẩm, công trình của các tác giả được biên soạn, công bố. Chúng ta cũng đã tổ chức được nhiều cuộc triển lãm lớn ở các Viện, các bảo tàng ở thủ đô cũng như tại nhiều tỉnh, thành phố. Tất cả đều góp phần đưa tới một kết luận: Thời đại Hùng Vương là có thực, đó là thời đại dựng nước và giữ nước đầu tiên của dân tộc ta.

Để đi tới được kết luận như thế, chúng ta đã phải sử dụng phương pháp chuyên môn của nhiều ngành khoa học để nghiên cứu trên nhiều mặt: khảo cổ, ngôn ngữ, dân tộc, nhân chủng, thiên nhiên, cây cỏ, phong tục, văn hóa dân gian… chúng ta mong muốn có thể thấy đúng, thấy rõ được cả nền văn minh của thời đại Hùng Vương, vẽ lại cho đúng chân dung thời đại. Việc làm đó đã được tiến hành và vẫn còn phải tiến hành tiếp tục nhưng điều có thể khẳng định được là chuyện kể các vua Hùng không phải là huyền thoại, niềm tin tưởng bấy lâu nay không phải chỉ dựa vào cảm tình, vào lòng tự hào tô điểm lịch sử mà đã thành vấn đề hiện thực rõ ràng.

Kết quả và thành tựu của các ngành khoa học (khảo cổ học, sử học, ngôn ngữ học, nhân chủng học, dân tộc học, địa chất học…) khi nghiên cứu về thời đại Hùng Vương nói chung cũng như  các lĩnh vực có liên quan như văn hóa, tổ chức xã hội, dân cư… mặc dù chưa được thực đầy đủ nhưng đã phần nào phác họa, vẽ lại để chúng ta hình dung, thấy được những nét chính cơ bản nhất về thời kỳ mở đầu lịch sử dân tộc.

Điều đó cho thấy vào thời đại Hùng Vương trên đất nước ta đã xuất hiện một nền văn hóa khá cao, một nền văn minh rực rỡ tạo thành một tiến trình phát triển văn hóa vật chất liên tục từ thời đại đồng thau đến sơ kỳ thời đại đồ sắt. Thời đại Hùng Vương chính là thời kỳ đỉnh cao của một nền văn minh cổ xưa mà người Việt đã xây dựng, thời kỳ này đã mở ra những trang đầu tiên của lịch sử Việt Nam, là buổi bình minh của dân tộc nhưng đó là một buổi bình minh huy hoàng, là ngọn nguồn của những tinh hoa, truyền thống tốt đẹp mà ngàn đời nay các thế hệ nối tiếp nhau bảo lưu và phát triển.

Cuốn sách nhỏ này mặc dù có tên gọi “Tìm hiểu văn hóa thời đại Hùng Vương” nhưng không phải là một công trình khảo cứu, không phải là cuốn truyện chữ tình mà chỉ là sự cố gắng trong giới hạn có thể của tác giả với mục đích phác họa, đề cập đến một phần nào đó về những tinh hoa đặc sắc, những tư tưởng tình cảm, các triết lí sâu xa mà cha ông ta đã gây dựng, gửi gắm qua các hiện vật, các truyền thuyết, huyền thoại nhưng có giá trị vô cùng to lớn và quý báu. Nó chính là tài sản lớn nhất để lớp lớp các thế hệ người Việt hàng ngàn đời nay giữ gìn, vận dụng để bảo tồn bản sắc, khẳng định vị thế của mình. Vì vậy, ở đây chúng ta nên hiểu văn hóa theo nghĩa rộng, tức là những biểu hiện trên mọi lĩnh vực của đời sống chính trị xã hội, quân sự, kinh tế… chứ không chỉ hàm nghĩa về phong tục tập quán, tôn giáo.

Mỗi lần tìm hiểu để biết thêm những điều hay, những kiến thức thú vị về thời đại Hùng Vương là mỗi lần chúng ta kính cẩn hướng về những anh hùng dựng nước, là mỗi lần chúng ta hành trình vào chiều sâu lịch sử thiêng liêng của Tổ Quốc ngàn năm…

Để tìm hiểu thêm “Tìm hiểu văn hóa thời đại Hùng Vương”, xin mời các em cùng tìm đến Thư viện Nhà trường tìm đọc nhé!

Xin trân trọng cảm ơn!

STK/01613-01616

NGƯỜI BIÊN SOẠN

(CBTV-TB)

 

 

              Nguyễn Thị Kim Nhung

HIỆU TRƯỞNG

(KÝ DUYỆT)

 

 

Phạm Thanh Mừng

                                                                                        


BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Tháng 3 đã về trong không khí vui tươi tràn ngập sắc xuân khắp đất trời. Tháng 3 tháng của phái đẹp của tình yêu thương, trân trọng và tôn vinh những người phụ nữ. tháng 3 có ngày ... Cập nhật lúc : 14 giờ 2 phút - Ngày 14 tháng 3 năm 2025
Xem chi tiết
Một tháng ba nữa lại về trong không khí ngập tràn những sắc xuân của năm Ất Ty - 2025. Đất nước vào xuân hứa hẹn nhiều điều tốt đẹp và thành công mới đang chờ đợi chúng ta. Công đoàn trường ... Cập nhật lúc : 9 giờ 0 phút - Ngày 11 tháng 3 năm 2025
Xem chi tiết
Thực hiện kế hoạch số 85/KH-PGDĐT ngày 24/01/2025 về kế hoạch tổ chức ngày hội trải nghiệm Stem năm học 2024-2025. ... Cập nhật lúc : 8 giờ 28 phút - Ngày 11 tháng 3 năm 2025
Xem chi tiết
Thực hiện Công văn 3535/BGDĐT – GDTH ngày 19/8/2019 về hướng dẫn thực hiện nội dung trải nghiệm cấp Tiểu học từ năm học 2020 – 2021; Căn cứ kế hoạch nhiệm vụ năm học, kế hoạch tổ chức các h ... Cập nhật lúc : 8 giờ 29 phút - Ngày 21 tháng 2 năm 2025
Xem chi tiết
Tôi xin giới thiệu đến các thầy, cô giáo và các bạn học sinh cuốn sách: “Vui học văn học dân gian Việt Nam cho học sinh tiểu học”. Cuốn sách do nhà xuất bản Đại học Quốc Gia Hà Nội xuất bản ... Cập nhật lúc : 14 giờ 33 phút - Ngày 4 tháng 2 năm 2025
Xem chi tiết
Nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, hưởng ứng Chương trình “Xuân yêu thương tết đoàn viên”. Chiều ngày 23/01/2025, trường Tiểu học Tam Kỳ tổ chức tặng quà cho các em học sinh nghèo, có hoàn ... Cập nhật lúc : 14 giờ 36 phút - Ngày 3 tháng 2 năm 2025
Xem chi tiết
Trong không khí rộn ràng, tưng bừng ấm áp của những ngày giáp Tết. Ngày 17 tháng 1 năm 2025 thầy và trò Trường TH Tam Kỳ long trọng tổ chức lễ sơ kết học kỳ I năm học 2024-2025. ... Cập nhật lúc : 14 giờ 45 phút - Ngày 21 tháng 1 năm 2025
Xem chi tiết
Căn cứ Hướng dẫn số 12-HD/BTCTU ngày 29/8/2024 của Ban Tổ chức Tỉnh ủy Hải Dương; Công văn số 858 - CV/HU ngày 04/9/2024 của Ban Thường vụ Huyện ủy Kim Thành về tổ chức Đại hội Chi bộ trực t ... Cập nhật lúc : 10 giờ 14 phút - Ngày 21 tháng 1 năm 2025
Xem chi tiết
Ngày 22 tháng 12 năm 2024, trường Tiểu học Tam Kỳ đã tổ chức hoạt động thăm quan trải nghiệm dành cho học sinh, thầy cô giáo cùng các bậc phụ huynh học sinh tại bảo tàng phòng không không qu ... Cập nhật lúc : 9 giờ 54 phút - Ngày 21 tháng 1 năm 2025
Xem chi tiết
Thời tiết thay đổi thất thường là nguyên nhân khiến bệnh cảm cúm lây lan và bùng phát rất nhanh. Đặc biệt trong những cơ sở giáo dục – trường học là nơi tập trung đông người thì nguy cơ bùng ... Cập nhật lúc : 14 giờ 18 phút - Ngày 16 tháng 1 năm 2025
Xem chi tiết
12345678910111213141516